Lastest news

Featured news

Buýt sông - "hơi thở" mới của đường thuỷ TP HCM
There are no translations available.

(NLĐO) - Sau gần 2 năm đưa vào hoạt động, buýt sông không chỉ mở ra một loại hình giao thông công cộng mới mà còn tạo "hơi thở" riêng cho sông Sài Gòn.Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 1.

Tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông) đưa vào khai thác tháng 11-2017, được xem là bước đột phá trong phát triển hệ thống giao thông thủy tại TP HCM

Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 2.

Đây là tuyến vận tải hành khách công cộng đường thuỷ đầu tiên tại TP HCM và cả nước, mở ra một loại hình đi lại mới. Ngoài việc giúp giảm tải cho giao thông đường bộ, người dân, du khách cũng dễ dàng được thưởng ngoạn, trải nghiệm sông nước và cảnh quan trên sông Sài Gòn khi sử dụng buýt đường sông

Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 3.

Trên hành trình từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Linh Đông (quận Thủ Đức) và ngược lại, chiều dài khoảng 11 km, không ít người lần đầu được thấy TP từ phía sông Sài Gòn, khi ngồi trên các tàu buýt

Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 4.

Vào những ngày cuối tuần, nhiều bạn trẻ, gia đình đưa theo con nhỏ, thích thú khi được trải nghiệm, nhìn cảnh quan ven sông Sài Gòn

Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 5.

Hiện một số người ở các khu dân cư gần trạm đón - trả khách của tuyến buýt thường xuyên sử dụng để đi lại, trong khi một phần lớn nhu cầu là muốn du lịch, trải nghiệm sông nước

Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 6.

Ngoài tuyến số 1, tại TP HCM còn tuyến buýt đường số 2 (Bạch Đằng - Lò Gốm), tuy nhiên hiện chưa triển khai do đang phụ thuộc vào tiến độ xây dựng cống ngăn triều ở Bến Nghé, thuộc công trình chống ngập gần 10.000 tỉ đồng tại TP.

Buýt sông - hơi thở mới của đường thuỷ TP HCM - Ảnh 7.

TP HCM hiện có 92 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài khoảng 598 km, tuy nhiên lợi thế này chưa được khai thác hiệu quả, cơ cấu đầu tư vốn cho phát triển hệ thống giao thông thủy không tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, nhiều chuyên gia giao thông đánh giá việc xây dựng các tuyến vận tải hành khách công cộng đường thủy nội địa như tuyến buýt đường sông đang triển khai là một trong những bước đột phá. Ngoài việc giúp giảm áp lực cho giao thông đường bộ còn tạo bước đột phá trong khai thác giao thông thủy, thúc đẩy phát triển du lịch ven sông.

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật - chủ đầu tư dự án buýt đường sông cho biết dịp lễ Quốc khánh 2-9 năm nay, lượng khách sử dụng buýt đường sông dự tính vào khoảng 2.500 khách mỗi ngày.

Hinh 3 (3)

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 năm nay, lượng khách sử dụng buýt đường sông dự tính vào khoảng 2.500 khách mỗi ngày

Chủ đầu tư thông tin từ lúc tuyến buýt này đưa vào hoạt động năm 2017, lượng khách tăng đều và duy trì ổn định. Những dịp cuối tuần, khách sử dụng buýt đường sông trung bình hơn 2.000 khách mỗi ngày. Riêng những ngày thường từ thứ hai đến thứ sáu có chừng 500 - 600 khách/ngày.

 

Gia Minh