Tin mới nhất

Tin nổi bật

Báo chí
Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại 'Bến sông tơ'

HUỲNH VY

TTO - Qua một mùa mưa dài, có những tuần chỉ diễn được nửa chừng hoặc phải tạm hoãn, 'Có hẹn với Sài Gòn' đã trở lại lần thứ 27 và khuấy động ga tàu thủy bến Bạch Đằng tối chủ nhật 6-11 với chương trình hòa nhạc dân tộc đương đại 'Bến sông tơ'.

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 1.

Từ 17h, khán giả đã đến chờ đón những màn trình diễn đầu tiên của "Bến sông tơ" tại bến tàu thủy Saigon Waterbus - Ảnh: T.T.D

Chương trình đã chiêu đãi đông đảo du khách và khán giả một buổi tiệc âm nhạc đặc sắc và đầy cảm xúc với sự tham gia của hơn 50 nghệ sĩ là các giảng viên, sinh viên - học sinh đến từ khoa âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.HCM, nhóm Tỳ Việt, nhóm Hồn Quê, nhóm Sài Gòn Ơi...

Chương trình được nghệ sĩ tỳ bà - giảng viên Nghiêm Thu ấp ủ từ rất lâu. Cô và các học trò đã dành gần ba tháng chuẩn bị để mang đến cho công chúng một đêm thưởng thức âm nhạc dân tộc đương đại vừa trẻ trung sôi nổi, vừa chỉn chu và chuyên nghiệp.

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 2.

Nghệ sĩ tỳ bà Nghiêm Thu và nhóm Tỳ Việt trình diễn tác phẩm "Mây và núi" - Ảnh: T.T.D

Là trưởng nhóm Tỳ Việt, Lý Hoàn Trân xúc động tâm sự: "Nhóm mình thành lập mới vài năm. Mình vẫn nhớ live show đầu tiên của nhóm, nhóm còn không có cả tiền để may đồng phục, nên mỗi bạn chọn cài một bông hoa và lấy hoa làm đồng phục cho mình.

Nhờ các thầy cô tạo điều kiện, nhóm đã được đến với nhiều sân khấu hơn, biểu diễn trong các show thời trang, được nhà thiết kế Minh Hạnh tặng áo dài... Những cơ hội biểu diễn như thế này rất quý giá và là động lực để những bạn trẻ yêu âm nhạc dân tộc như bọn mình quyết tâm theo đuổi đam mê.

Nhóm cũng chủ động phối mới các tác phẩm để tiếp cận giới trẻ, kết hợp âm nhạc dân tộc với các thể loại hiện đại như EDM để thu hút nhiều đối tượng công chúng".

Tôi rất hạnh phúc vì "Có hẹn với Sài Gòn" đã cho các em một cơ hội đặc biệt để được cháy hết mình và mang đến cho công chúng những màn trình diễn tốt nhất.

Nghệ sĩ tỳ bà NGHIÊM THU

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 4.

Nhóm sinh viên khoa Âm nhạc truyền thống Nhạc viện TP.HCM biểu diễn liên khúc "Lý ngựa ô" - Ảnh: T.T.D

Có mặt và livestream chương trình từ đầu đến cuối cho khán giả trên trang Nate Explores của mình, Nate đến từ Singapore bày tỏ niềm hứng thú đặc biệt với các nhạc cụ dân tộc của Việt Nam, đặc biệt cây đàn tỳ bà (anh cố phát âm tiếng tỳ bà khi được nghe các nghệ sĩ chia sẻ trên sân khấu).

"Tôi thật may mắn vì bị trễ chuyến du ngoạn trên tàu Waterbus, nhờ vậy mà tôi được thưởng thức một chương trình hòa nhạc ngoài trời rất đặc sắc. Tôi thích sự hòa âm của các nhạc cụ khác nhau và cả cách các bạn mix nhạc cụ truyền thống với EDM và nhạc trẻ.

Là một blogger du lịch, tôi quyết định livestream và khá đông bạn bè của tôi cũng rất thích khi biết ở TP.HCM có một sân khấu ngoài trời hấp dẫn và ngay bến sông như thế này nữa" - Nate hào hứng.

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 5.

Khán giả tán thưởng và cổ vũ nhiệt tình cho màn trình diễn của các nghệ sĩ trong "Bến sông tơ" - Ảnh: T.T.D

"Mình rất xúc động và nể phục ban tổ chức khi đã tạo ra một sân chơi nghệ thuật phi lợi nhuận cho cộng đồng, để các nghệ sĩ có nơi biểu diễn tinh hoa của mình, còn khán giả có dịp gặp gỡ và tiếp cận những giá trị đẹp của nghệ thuật" - cũng là một giáo viên tâm huyết với dự án đưa âm nhạc dân tộc đến biểu diễn tại các trường học ở TP.HCM, cô Vũ Kim Yến, trưởng khoa âm nhạc truyền thống Trường đại học FPT TP.HCM, bày tỏ.

Có mặt tại chương trình để ủng hộ học trò, nghệ sĩ ưu tú Hải Phượng, trưởng khoa âm nhạc dân tộc của Nhạc viện TP.HCM, chia sẻ niềm vui cùng cô Nghiêm Thu: "Hạnh phúc của nghệ sĩ là có khán giả, hạnh phúc thầy cô là có học trò yêu nghề, theo nghề.

Càng vui hơn khi các bạn đã khiến mọi người thấy gần gũi với âm nhạc dân tộc. Tôi cũng gửi lời tri ân ban tổ chức Có hẹn với Sài Gòn đã tạo nên một sân khấu định kỳ cho các bạn trẻ thử sức để sẵn sàng cho những sân khấu lớn hơn".

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 6.

Chương trình là nơi để các thầy cô giúp học trò được tiếp lửa đam mê âm nhạc dân tộc - Ảnh: T.T.D

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 7.

Ca sĩ Nhất Khang hát "Hồ trên núi" với phần đệm tỳ bà của cô Nghiêm Thu - Ảnh: T.T.D.

Khuấy động bến Bạch Đằng với hòa nhạc dân tộc đương đại Bến sông tơ - Ảnh 8.

Tiết mục "Bên trên tầng lầu" của rapper Mojo Bi cùng nhóm Tỳ Việt và Saigon Wave biểu diễn - Ảnh: T.T.D

Các tài năng âm nhạc nhí hát mừng 30-4 trên bến Bạch ĐằngCác tài năng âm nhạc nhí hát mừng 30-4 trên bến Bạch Đằng

TTO - Chiều 30-4, một chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng lễ 30-4 mang tên "Mặt trời bé con" diễn ra tại ga tàu thủy Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM).

 
Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn

TIẾN LONG - VIỄN SỰ - Ảnh: DUYÊN PHAN - NGỌC PHƯỢNG

TTO - 16h chiều nay, 15-5, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã lên tàu Sài Gòn Waterbus, bắt đầu cuộc khảo sát. Đây là hoạt động nối dài từ cuộc thi 'Hiến kế phát triển sông Sài Gòn' do báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cùng giám đốc các sở ngành, chuyên gia và lãnh đạo báo Tuổi Trẻ tham gia thị sát sông Sài Gòn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 2.

Bí thư Nguyễn Văn Nên dùng điện thoại ghi lại hình ảnh hai bên bờ sông Sài Gòn

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với TS Trần Du Lịch, TS Trương Minh Huy Vũ tại bến Bình An của Sài Gòn Waterbus

Cùng đi với Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi có giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm, ông Nguyễn Thanh Nhã - giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc; giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân, phó giám đốc Sở Du lịch Lê Trương Hiền Hòa và các chuyên gia kinh tế đô thị, lịch sử, kiến trúc sư: Ngô Viết Nam Sơn, Hồ Viết Vinh, Nguyễn Thị Hậu…

Một số bạn đoạt giải trong cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn" cũng là khách mời đặc biệt của chuyến đi này.

Lộ trình khảo sát dự kiến từ bến Bạch Đằng đến ngã ba sông Nhà Bè tại vị trí Mũi Đèn Đỏ, sau đó trở về bến Bình An (TP Thủ Đức).

Lãnh đạo TP.HCM sẽ có các cuộc trao đổi, lắng nghe các hiến kế, ý tưởng phát triển sông Sài Gòn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, học giả và từ đại diện các bạn đoạt giải của cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn".

Đang phát

00:02:12

Video: Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 5.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM - trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ - trưởng khoa văn hóa học ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - khi đi khảo sát sông Sài Gòn

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 6.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn trình bày ý tưởng sau khi đi dạo một vòng sông Sài Gòn

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 7.

Tàu Sài Gòn Waterbus chở đoàn khảo sát của TP và báo Tuổi Trẻ

Trước khi tàu xuất phát, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ chia sẻ từ ngày 5-3 đến 20-4, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi “Hiến kế phát triển sông Sài Gòn”.

Cuộc thi đã nhận được rất nhiều ý tưởng hay của chuyên gia, bạn đọc hiến kế phát triển và phát huy nguồn lực vô cùng lớn của sông Sài Gòn.

Trước đó, báo Tuổi Trẻ cũng phối hợp với Sở Ngoại vụ TP tổ chức cuộc thi “Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế” thu hút nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tâm huyết góp ý cho TP.

Những ý tưởng hiến kế đã được báo Tuổi Trẻ tập hợp gửi đến lãnh đạo TP.

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 8.
Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 9.

Các chuyên gia cùng lãnh đạo TP trao đổi trong chuyến đi

Chuyến đi chiều nay là một cuộc du hành rất đặc biệt của lãnh đạo TP trực tiếp khảo sát và cảm nhận vẻ đẹp, tiềm năng của dòng sông Sài Gòn. Ông Chữ chia sẻ hy vọng sau chuyến khảo sát sẽ gợi mở ra nhiều hơn các ý tưởng, giải pháp về chính sách để phát triển sông Sài Gòn, tạo nguồn lực phát triển TP.

Trao đổi lại, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết ông đã đọc qua nhiều ý tưởng góp ý của chuyên gia, bạn đọc và thấy có nhiều ý tưởng hay. Có nhiều ý tưởng ông chưa nghĩ đến.

Ông Nên chia sẻ có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu dành tâm huyết nhiều năm để nghiên cứu và tập hợp lại nhiều tư liệu quý, giải pháp hay để hiến kế cho TP.

Đây là những giá trị cần được tập trung lại để lãnh đạo TP nghiên cứu và sẽ có những chủ trương, chính sách phù hợp phát huy nguồn lực dòng sông.

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 10.

Bí thư Nguyễn Văn Nên trao đổi với các thành viên đoàn khảo sát về định hướng phát triển giao thông thủy, kết nối các điểm nhấn của TP dọc sông Sài Gòn

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 11.

Kiến trúc sư Trần Quang Hiếu (phải) - người đoạt giải nhì hạng mục tập thể cuộc thi Hiến kế phát triển sông Sài Gòn - trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Lên - chủ tịch Waterbus

Suốt hành trình xuôi về hướng Nam từ bến Bạch Đằng ra hướng biển, các chuyên gia như TS Trần Du Lịch, nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến, TS Nguyễn Thị Hậu đã chia sẻ những câu chuyện lịch sử, văn hóa liên quan đến dòng sông Sài Gòn cho Bí thư Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch Phan Văn Mãi cùng thành viên đoàn khảo sát.

Đặc biệt, ông Nguyễn Anh Tuấn - trưởng phòng quy hoạch chung Sở Quy hoạch - kiến trúc TP - đã thuyết minh về các đồ án quy hoạch dọc hai bờ sông Sài Gòn.

Từ quy hoạch và kế hoạch di dời cảng Sài Gòn, quy hoạch dọc bờ sông Thủ Thiêm, cho đến định hướng phát triển không gian dọc bờ sông khu vực quận 9, quận 7, Mũi Đèn Đỏ…

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 12.

Chuyến khảo sát đã kết thúc sau cuộc tọa đàm nhỏ tại bến tàu phường Bình An (khu đô thị Thủ Thiêm).

Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ: hơn hai giờ đồng hồ đi trên sông đã thu nhặt được rất nhiều điều ý nghĩa cho phát triển thành phố.

Một số hình ảnh chuyến khảo sát diễn ra trên sông Sài Gòn.

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 13.

Đoàn khảo sát đi ngang qua cầu Phú Mỹ (quận 7)

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 14.

Mũi Đèn Đỏ (quận 7) gắn với dự án công viên Mũi Đèn Đỏ trong tương lai sẽ là một điểm thu hút du khách của TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 15.

Sông Sài Gòn đoạn qua cầu Thủ Thiêm 2 (ảnh chụp chiều 15-5) - Ảnh: T.T.D.

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 16.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và đoàn khảo sát đang đi qua cầu Phú Mỹ, hướng từ Mũi Đèn Đỏ

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 17.
Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 18.

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết có nhiều bạn đọc góp ý, hiến kế gửi về báo Tuổi Trẻ để hiến kế phát triển sông Sài Gòn

Bí thư, Chủ tịch TP.HCM khảo sát tìm cách phát triển sông Sài Gòn - Ảnh 19.

Đoàn lãnh đạo thành phố cùng báo Tuổi Trẻ khảo sát các công trình dọc hai bờ sông Sài Gòn

Cuộc thi Cuộc thi 'Hiến kế phát triển sông Sài Gòn': Để dòng sông được sống, được thở, được chạm vào

TTO - Những người tham gia cuộc thi này mơ ước một ngày nào đó trong tương lai, thế hệ trẻ ở TP.HCM có thể ngồi xuống, bên cạnh dòng sông Sài Gòn “chảy xuyên qua” thành phố và lắng nghe sông kể lại lịch sử của vùng đất, của con người.

 
Góc phố - Saigon Waterbus

 
Saigon Waterbus rộng khung thời gian phục vụ cộng đồng.

 
Thành phố của tôi với SAIGON WATERBUS

 
«Đầu tiênTrước12345678910TiếpCuối cùng»

Trang 4/22