Báo chí
16:51:35 Thứ hai, 23/08/2010
Quang Duy - Báo Đầu Tư
(baodautu.vn) Vừa qua, UBND TP.HCM đã chấp thuận dự án thí điểm xây dựng, khai thác hai tuyến buýt đường sông đầu tiên tại TP.HCM của Công ty TNHH Thường Nhật. Phóng viên Báo Đầu tư trao đổi với ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty Thường Nhật về dự án này.
Ông Nguyễn Kim Toản trả lời phỏng vấn đài Truyền Hình Việt Nam VTV9
Xin ông cho biết cụ thể về dự án hai tuyến buýt đường sông của Công ty TNHH Thường Nhật?
Theo phương án đề xuất, hai tuyến buýt đường sông thí điểm gồm: tuyến dọc sông Sài Gòn từ Linh Đông (Thủ Đức) đến bến Bạch Đằng (quận 1) và tuyến dọc kênh Bến Nghé Tàu Hủ nối quận 8 với bến Bạch Đằng. Cả hai tuyến đều có lộ trình 11 km; tính cả thời gian dừng bến đón khách, thì chỉ cần 30 phút là tàu buýt có thể hoàn tất lộ trình, chỉ bằng 2/3 thời gian của buýt đường bộ trên cùng tuyến.
Để vận hành hai tuyến buýt đường sông này, Công ty phải xây dựng 4 bến tàu khách đa năng và 12 bến nhỏ làm trạm đón trả khách.
Trong giai đoạn I, Công ty sẽ trang bị 8 tàu sức chở 80 khách/tàu, có khả năng chuyên chở khoảng 10.000 lượt hành khách/ngày, với giá vé 15.000 đồng/lượt. Trước mắt, chúng tôi đầu tư loại tàu 40, 60 và 80 ghế cho cả 2 lộ trình. Động cơ của loại tàu cao tốc này phải nhập khẩu, riêng vỏ tàu có thể đóng trong nước hoặc mua từ nước ngoài, tuỳ theo chọn lựa kinh tế - kỹ thuật.
Tại sao UBND Thành phố chọn hai tuyến để thí điểm?
Với tuyến Linh Đông (Thủ Đức) - bến Bạch Đằng (quận 1), dân cư sống hai bên bờ có mật độ cao, khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến đi bằng đường bộ không thuận lợi và hay kẹt xe. Còn tuyến Bến Nghé – Tàu Hủ, khi xây dựng Đại lộ Đông – Tây, Thành phố đã chủ trương khai thác du lịch vận tải đường thủy. Vì vậy, hai tuyến buýt đường thủy trên thích hợp để lựa chọn xây dựng thí điểm.
Đâu là những khó khăn của dự án, thưa ông?
Khi xây dựng mô hình tuyến buýt đường sông, cơ sở hạ tầng đường thủy như việc kết nối giữa đường bộ và đường sông hầu như chưa được triển khai, hệ thống bến bãi chưa được đầu tư sắp xếp. Trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 230 cây cầu bắc qua các sông, kênh rạch, trong đó nhiều cầu có khoảng tĩnh không nhỏ.
Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm hai tuyến buýt đường sông nói trên rất khả thi, góp phần giải quyết vấn nạn kẹt xe trong nội thành.
Nguồn: http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baivietkinhtedautu/repository/collaboration/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/doisongxahoi/9e5bf9c87f000001005c944246854e19
|
|
|
|
|
08:39' AM - Thứ năm, 19/08/2010 |
|
|
Ông Nguyễn Kim Toản |
Vừa qua, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương xây dựng, khai thác 2 tuyến vận chuyển khách công cộng bằng đường sông (buýt đường sông) theo đề xuất của Công ty TNHH Thường Nhật. Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty tin tưởng “buýt sông” sẽ có khách nếu hoạt động an toàn, văn hóa và thuận tiện.
PV: Các tuyến buýt đường sông sẽ đi theo lộ trình như thế nào thưa ông?
Ông Nguyễn Kim Toản: Trong giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng, khai thác hai lộ trình, thứ nhất là tuyến từ Linh Đông (Q.Thủ Đức) về quận 1. Tuyến này sẽ có các bến đón khách ở các khu vực: Bình Quới, Hiệp Bình Chánh, Thanh Đa, Tầm Vu, Thảo Điền, Tân Cảng, Bình An, Q2, Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh và Bạch Đằng (Q.1). Thứ hai, là tuyến đi theo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, đi qua các quận 8, 6, 5, 4 (có các bến đón khách ở các khu vực có cầu đi bộ dọc đại lộ Võ Văn Kiệt) về Bạch Đằng (Q.1).
Chiều dài mỗi tuyến khoảng 11km đến 12km. Chúng tôi sẽ dùng các loại tàu rộng rãi, thoáng mát, có vận tốc khoảng 30km/giờ đến 40km/giờ, có sức chở 80 khách, 60 khách, 40 khách. Tàu sẽ hoạt động nhiều trong giờ cao điểm và giãn ra trong giờ thấp điểm. Thời gian đi hết một lộ trình khoảng 30 phút, gồm cả việc dừng đón khách ở các bến.
PV: Việc đầu tư và huy động vốn để thực hiện dự án này như thế nào? Ông kỳ vọng gì khi dự án đi vào thực tế?
Ông Nguyễn Kim Toản: Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 58 tỷ đồng để xây dựng 4 bến tàu khách đa năng và 12 bến nhỏ làm trạm đón trả khách và mua 8 tàu khách làm phương tiện vận tải... Trong đó, chúng tôi đề nghị TP hỗ trợ xây dựng 12 bến nhỏ đón khách dọc 2 tuyến (trị giá khoảng 12 tỷ đồng). Các hạng mục khác công ty sẽ đầu tư và thu hồi qua việc bán vé cho hành khách. Chúng tôi tin rằng, khi dự án đi vào thực tế sẽ góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ, giảm ùn tắc giao thông, tạo thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng đường thủy của mọi người dân.
|
|
Đọc tiếp...
|
|
Buýt trên sông Sài Gòn - Ảnh do Công ty TNHH Thường Nhật cung cấp
|
UBND TP.HCM vừa thông qua chủ trương phát triển loại hình buýt trên sông.
Đại diện chủ đề án là Công ty TNHH Thường Nhật cho biết, ở nhiều thành phố trên thế giới như Bangkok (Thái Lan), Paris (Pháp), London (Anh)... đã triển khai mô hình buýt trên sông (Daily Express) và hiện rất thành công trong việc giải quyết vấn đề giao thông công cộng tại địa phương.
Hiện nay, ngoài lợi thế cư dân chật kín dọc hai bờ các tuyến sông như: Sài Gòn, Vàm Thuật, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - Tẻ... Chính quyền TP cũng có chủ trương ủng hộ xây dựng các bến bãi đưa đón khách, làm đường dẫn vào bến.
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật cho biết, giai đoạn 1 (dự kiến năm 2011) sẽ triển khai 2 lộ trình, mỗi lộ trình có khoảng 10 bến tàu đón khách, thời gian di chuyển 30 phút/chuyến, giá vé dự kiến 15.000 đồng/người, sử dụng tàu từ 40, 60 đến 80 khách. Lộ trình 1 có chiều dài khoảng 11 km từ Linh Đông (Thủ Đức) về bến Bạch Đằng (Q.1), ghé đón khách tại các bến Hiệp Bình Phước, Thanh Đa, Tầm Vu, Thảo Điền, Tân Cảng, Trần Não, Nguyễn Hữu Cảnh. Lộ trình 2 bắt đầu từ bến trung tâm ở đường Tôn Đức Thắng (Q.1) rồi đến các điểm: cầu đi bộ gần cầu Calmette - gần cầu Chữ Y (P.4, Q.5) - gần chợ Hòa Bình (P.5, Q.5) - gần cầu Chà Và (P.10, Q.5) - bến gần đường Mai Xuân Thưởng (P.1, Q.6) - cách cầu rạch Lò Gốm 300m (P.7, Q.6). Tiếp theo đó, giai đoạn 2 bắt đầu từ An Lộc (Q.12) theo sông Vàm Thuật về Bình Thạnh - Q.1, rồi từ Q.1 đi Phú Mỹ Hưng (Q.7) - kết nối xuống xã Phú Xuân (H.Nhà Bè). Các tuyến buýt trên sông tại TP.HCM có thể kết nối với các bến tại Bình Dương, Vũng Tàu, Long An...
|
Đọc tiếp...
|
TT (TP.HCM) - Ngày 4-8, Phòng quản lý giao thông thủy Sở GTVT TP.HCM đã làm việc với Công ty TNHH Thường Nhật để triển khai chi tiết dự án xây dựng hai tuyến vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sông (buýt trên sông). |
Đọc tiếp...
|
|
|
|
|
Trang 17/22 |
|