Tin mới nhất

Tin nổi bật

Người Sài Gòn đi làm bằng "Taxi đường sông"

VnExpress - Dù chi phí còn khá đắt đỏ, từ 2-8 USD/ngày/2 lượt tùy lộ trình nhưng để rút ngắn thời gian và tránh kẹt xe, hiện nay nhiều công ty đã sử dụng dịch vụ vận chuyển đường sông để đưa nhân viên của mình đến nơi làm việc. Hình thức đi làm bằng "taxi đường sông' khá lạ đối với người Sài Gòn.

Nguồn:

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/nguoi-sai-gon-di-lam-bang-taxi-duong-song/

http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2011/10/nguoi-sai-gon-di-lam-bang-taxi-song-179656/

 

Xem video:

 

 

 
Đi làm bằng taxi, buýt đường sông

SGTT.VN - Những chuyến taxi, buýt trên sông Sài Gòn đa phần là chở nhân viên các công ty đi làm. Dịch vụ đưa rước nhân viên từ Sài Gòn ra công ty làm việc được các hãng vận tải đường thuỷ cung cấp.

Cư dân nước ngoài ở quận 2, chọn đi bằng đường sông để tới nơi làm việc ở khu trung tâm.

Nhân viên công ty đang xuống một chuyến buýt sông.

Di chuyển đường sông tiết kiệm khá nhiều thời gian so với đường bộ, ví dụ như đi từ bến Bạch Đằng đến Nhơn Trạch chỉ mất 40 phút so với 2 giờ 30 phút đường bộ, chưa kể đường bộ vào giờ cao điểm kẹt xe. Những công ty đưa rước nhân viên bằng taxi đường sông hoặc có trụ sở nằm ven sông Nhơn Trạch hoặc đang có công trình ven sông thuộc quận Thủ Đức.

PHAN QUANG (THỰC HIỆN)

NguồN: http://sgtt.vn/Goc-anh/Chi-tiet/146426/Di-lam-bang-taxi-buyt-duong-song.html


 
Thí điểm xây dựng tuyến buýt đường sông tại TP.HCM

 

16:51:35 Thứ hai, 23/08/2010

Quang Duy - Báo Đầu Tư

(baodautu.vn) Vừa qua, UBND TP.HCM đã chấp thuận dự án thí điểm xây dựng, khai thác hai tuyến buýt đường sông đầu tiên tại TP.HCM của Công ty TNHH Thường Nhật. Phóng viên Báo Đầu tư trao đổi với ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty Thường Nhật về dự án này.

Ông Nguyễn Kim Toản trả lời phỏng vấn đài Truyền Hình Việt Nam VTV9

Xin ông cho biết cụ thể về dự án hai tuyến buýt đường sông của Công ty TNHH Thường Nhật?

Theo phương án đề xuất, hai tuyến buýt đường sông thí điểm gồm: tuyến dọc sông Sài Gòn từ Linh Đông (Thủ Đức) đến bến Bạch Đằng (quận 1) và tuyến dọc kênh Bến Nghé Tàu Hủ nối quận 8 với bến Bạch Đằng. Cả hai tuyến đều có lộ trình 11 km; tính cả thời gian dừng bến đón khách, thì chỉ cần 30 phút là tàu buýt có thể hoàn tất lộ trình, chỉ bằng 2/3 thời gian của buýt đường bộ trên cùng tuyến.

Để vận hành hai tuyến buýt đường sông này, Công ty phải xây dựng 4 bến tàu khách đa năng và 12 bến nhỏ làm trạm đón trả khách.

Trong giai đoạn I, Công ty sẽ trang bị 8 tàu sức chở 80 khách/tàu, có khả năng chuyên chở khoảng 10.000 lượt hành khách/ngày, với giá vé 15.000 đồng/lượt. Trước mắt, chúng tôi đầu tư loại tàu 40, 60 và 80 ghế cho cả 2 lộ trình. Động cơ của loại tàu cao tốc này phải nhập khẩu, riêng vỏ tàu có thể đóng trong nước hoặc mua từ nước ngoài, tuỳ theo chọn lựa kinh tế - kỹ thuật.

Tại sao UBND Thành phố chọn hai tuyến để thí điểm?

Với tuyến Linh Đông (Thủ Đức) - bến Bạch Đằng (quận 1), dân cư sống hai bên bờ có mật độ cao, khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến đi bằng đường bộ không thuận lợi và hay kẹt xe. Còn tuyến Bến Nghé – Tàu Hủ, khi xây dựng Đại lộ Đông – Tây, Thành phố đã chủ trương khai thác du lịch vận tải đường thủy. Vì vậy, hai tuyến buýt đường thủy trên thích hợp để lựa chọn xây dựng thí điểm.

Đâu là những khó khăn của dự án, thưa ông?

Khi xây dựng mô hình tuyến buýt đường sông, cơ sở hạ tầng đường thủy như việc kết nối giữa đường bộ và đường sông hầu như chưa được triển khai, hệ thống bến bãi chưa được đầu tư sắp xếp. Trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 230 cây cầu bắc qua các sông, kênh rạch, trong đó nhiều cầu có khoảng tĩnh không nhỏ.

Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm hai tuyến buýt đường sông nói trên rất khả thi, góp phần giải quyết vấn nạn kẹt xe trong nội thành.

Nguồn: http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baivietkinhtedautu/repository/collaboration/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/doisongxahoi/9e5bf9c87f000001005c944246854e19



 
«Đầu tiênTrước41424344454647484950TiếpCuối cùng»

Trang 47/58